Món Từ Gà

Mách bạn 2 cách làm chân gà hầm thuốc bắc thơm ngậy bổ dưỡng

Món chân gà hầm thuốc bắc siêu bổ dưỡng nên nếu trong gia đình bạn có người ốm thì hãy làm ngay món chân gà hầm này để họ cùng thưởng thức và bồi bổ nhé!

Chân gà hầm được bày ra bát với mùi thơm hấp dẫn của chân gà luộc. Nước dùng đậm đà, nêm nếm vừa vặn với chân gà giòn, đậm đà hương vị.

Cách 1: Chân gà hầm thuốc bắc

    Đối với chân gà hầm thuốc bắc, các bạn có thể sử dụng chân gà ta, chân gà công nghiệp hoặc sử dụng chân gà Đông tảo. Cách làm chân gà hầm thuốc Bắc cũng khá giống nhau cho các loại chân gà.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Chân gà: 500gr (tùy bạn lựa chọn)
  • Thuốc bắc: 1 gói (Mua ở các tiệm bán thuốc bắc hoặc cửa hàng tạp hóa)
  • Hạt tiêu : 1 thìa cà phê.
  • Chanh tươi: 2 quả
  • Gia vị: Hạt nêm 2; Bột canh: 1, Bột ngọt: 1, Muối hạt: 1 (số lượng thìa cà phê)
  • Dầu hào, xì dầu.

Công đoạn thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Chân gà sau khi mua về, các bạn cắt bỏ phần móng nhọn, bóp với muối, gừng, rượu khoảng 5 phút cho ra hết phần nhớt, sau đó xả thật sạch với nước lạnh.
  • Tỏi, hành tím bóc vỏ, rửa sạch sau đó băm nhỏ.
  • Hạt sen rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 30 phút.
  • Gói thuốc bắc rửa sạch hết các gói gia vị trong thuốc. Có thể cho thêm hạt sen nếu thích (nếu sử dụng hãy ngâm hạt sen qua nước ấm cho mềm trong khoảng 60 phút).
  • Chân gà sau khi rửa rửa sạch, khô ráo thì chặt chân gà ra thành từng khúc sao cho vừa ăn, bỏ chân gà và thuốc bắc vào nồi, ướp với tiêu, bột ngọt, hạt nêm, dầu hào và xì dầu. Trộn đều với nhau cho tất cả gia vị ngấm vào gà và bạn ướp gà khoảng chừng 40 phút nhé. 

Bước 2: Chế biến chân gà

    Chặt chân gà thành từng khúc vừa phải. Cho chân gà vào nồi đất, đổ hết hỗn hợp thuốc Bắc cùng luôn. Tẩm ướp chân gà cùng với: 

  • 1 thìa hạt nêm
  • 1 thìa bột canh
  • 2 thìa dầu hào
  • 2 thìa xì dầu
  • 1 thìa hạt tiêu
  • 1/2 thìa bột ngọt.

    Đảo đều chân gà cho ngấm gia vị được trộn lẫn. Thời gian ướp khoảng 45-60 phút để cho ngấm gia vị và thuốc bắc.

>>> Xem thêm: Các món ăn từ gà

Bước 3: Hầm chân gà

  • Đặt nồi chân gà lên bếp, đun nhỏ lửa. Khi thấy nước cạn dần bạn cho thêm nước lọc nữa vừa phải (tùy vào lượng chân gà) vào hầm tiếp cho thật kĩ để chân gà được chín mềm.
  • Khi thưởng thức, nếu chân gà chưa vừa vặn bạn có thể dùng muối tiêu chanh làm nước chấm. Món này có chút đặc biệt khác với tất cả những món chúng ta đã dùng qua ở chỗ: dùng khi nguội sẽ ngon và thơm hơn rất nhiều khi lúc nóng.

 Cách 2: Nấu chân gà hầm thuốc Bắc

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

  • Chân gà sau khi mua về, bạn cắt bỏ phần móng nhọn, bóp với muối tinh để loại bỏ chất nhớt và chất bẩn. Sau đó xả thật sạch với nước lạnh.
  • Ngoài cách trên, bạn có thể ngâm chân gà ngập trong nước hòa với 4 thìa cà phê bột baking soda và 15ml giấm gạo. Việc ngâm như vậy sẽ loại bỏ nốt những chất bẩn còn bám lại và giúp chân gà mềm nhanh hơn khi nấu
  • Hành tím, tỏi bóc sạch vỏ, băm nhuyễn.

 Bước 2: Hầm chân gà

  • Bắc nồi lên bếp, cho vào 2-3 thìa cà phê dầu ăn. 
  • Đợi cho dầu nóng già rồi cho hành, tỏi băm vào phi thơm. 
  • Tiếp đến, bạn cho phần gia vị tiềm thuốc Bắc vào đảo đều khoảng 2 phút cho dậy mùi. Sau đó cho phần chân gà đã sơ chế vào xào sơ khoảng 5 phút cho thịt gà săn lại.
  • Sau khi chân gà đã săn, cho 250ml nước lọc vào hầm đến khi sôi. 
  • Khi nước hầm gà đã sôi, nêm vào nồi
  • 1/2 muỗng canh hạt nêm
  • 1/2 muỗng canh đường
  • 1/2 muỗng canh dầu hào, khuấy đều. 
  • Hầm chân gà thêm 10 phút nữa thì tắt bếp.
  • Trong khi hầm, nếu nồi gà có bọt, chị em hãy dùng thìa hớt bọt nếu muốn phần nước hầm trong hơn.

    Như vậy là bạn đã hoàn thành xong món chân gà hầm thuốc Bắc rồi!

Thành phẩm

    Chân gà hầm thuốc Bắc có hương vị thơm ngon, chân gà dai giòn, thấm vị. Với cách nấu đơn giản, không cầu kì, nhưng món chân gà này lại khá bổ dưỡng, phù hợp cho người mới ốm dậy, người bị cảm cúm,….

    Chị em nên thưởng thức khi món ăn còn nóng. Bạn có thể chấm chân gà này cùng muối chanh, đảm bảo ngon “tuột lưỡi”!

Công dụng của món chân gà hầm thuốc bắc

Chân gà bao gồm xương chân gà, gân gà, da gân; mỗi bộ phận đều chứa các thành phần dinh dưỡng riêng và đều có lợi đối với cơ thể. Điển hình, xương chân gà chứa hydroxyapatite và canxi giúp tái tạo và dưỡng xương chắc khỏe từ trong ra ngoài.

Chân gà hầm thuốc bắc có rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là các bệnh lý về xương khớp.

Ăn chân gà hầm thuốc bắc có tác dụng:

  • Tăng sản sinh chất dịch nhờn trong khớp, nuôi dưỡng sụn khớp và bôi trơn ổ khớp, giúp khớp vận động linh hoạt và trơn tru; ngăn ngừa thoái hóa khớp sớm, nhất là các khớp quan trọng như khớp vai, khớp đầu gối, khớp cổ tay và cổ chân, cột sống; giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ điều trị viêm khớp gối, khớp cổ chân, khớp khuỷu tay, cổ tay,…
  • Trong y học cổ truyền, gà hầm thuốc bắc có vị ngọt, mặn, mùi thơm…có tác dụng bổ dưỡng cao, ích khí huyết, giảm đau, đặc trị các bệnh về phổi, thận, mồ hôi trộm, đau lưng, đái tháo,. đặc biệt rất tốt cho người tạng yếu, người già, người mới ốm khỏi hoặc đang dưỡng bệnh. 

Lời kết

Hy vọng với những công dụng hữu ích trên và bài viết hướng dẫn cách chế biến món chân gà hầm thuốc bắc đơn giản này sẽ giúp bạn có thêm một món ăn ngon trong thực đơn bữa ăn gia đình. Nếu có ý kiến gì hãy để lại bình luận để chúng mình tham khảo nhé.

Trên đây là bài viết mách bạn 2 cách làm món chân gà hầm thuốc bắc thơm ngon bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe mà Mon Ngon Moi Ngay muốn chia sẻ đến bạn. Chúc các bạn ngon miệng!

Nghiện Nấu Ăn

Một người đam mê nấu các món ngon mỗi ngày, nghiện nấu ăn, mê ẩm thực. Cùng Nghiện Nấu Ăn tìm hiểu các món ăn ngon, mẹo hay cuộc sống, bí kíp nấu nướng các bạn nhé!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button